Phong tục tắm lá mùi già 30 tết

   Nếu là người Việt thì chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm với việc chiều 30 Tết. Sau khi làm cơm cúng tất niên. Mọi người thường đi tắm nước lá mùi già. Một loại nước có hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết. Đây là một mỹ tục. Một nét truyền thống đáng quý của chúng ta. Hãy cùng DVTI tìm hiểu về nét truyền thống này. Cũng như biết cách để tự tay chuẩn bị nồi nước lá mùi già. Nồi nước đúng theo cách các cụ nhà ta thường làm để cho cả gia đình bạn sử dụng nhé.

1, Lý do chúng ta nên tắm nước lá mùi già chiều 30 tết.

Tắm nước lá mùi già
Lá mùi già

   Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dày công nghiên cứu về phong tục tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết. Về lý do thì có rất nhiều quan niệm khác nhau :

  • Tắm nước lá mùi nhằm ý nghĩa xua tan đi những chuyện không hay. Những bụi trần trong suốt một năm để chuẩn bị đón một năm mới đầy ý nghĩa. Hương cây mùi tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng trước giờ khắc giao thời.
  • Nhiều người lại lý giải thêm. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà, làm đậu, sởi không mọc lên được.
  • Thậm chí, có nhiều người mua lá mùi về đun ngày tất niên để xông nhà. Cầu mong tài lộc cho năm mới vì rau mùi rất thơm. Và nước lá mùi già được coi như mùi nước hoa tự nhiên rẻ tiền. Chúng thường được người nông dân ta dùng để tắm gội lên cơ thể. Họ mong muốn mùi thơm của nước lá mùi có thể rửa sạch những điều xấu của năm cũ. Hướng tới một năm mới hạnh phúc, may mắn.

   Tóm lại, dù phong tục này có mang hàm ý như nào đi nữa. Nó cũng luôn là một nét đẹp văn hóa lâu đời còn được duy trì tới ngày nay. Dù đã xa rồi những khung cảnh bà, mẹ ngồi bên bếp củi nấu những nồi nước lá mùi già đang tỏa hương. Chuẩn bị cho chồng, cho con tắm gội, rửa sạch bụi trần trong chiều cuối năm. Tuy nhiên chúng tôi tin chắc rằng. Phong tục này vẫn sẽ được chúng ta lưu giữ mãi về sau.

2, Đi chợ

Nước lá mùi già
Nước lá mùi già

   Xưa kia, đại đa số người dân chúng ta sống ở vùng nông thôn. Nhà nào cũng có một góc thửa ruộng hoặc mảnh vườn dành riêng để gieo hạt rau mùi. Những ngọn mùi non xanh mát được sử dụng trong các mâm cơm. Làm thứ rau gia vị đặc trưng của các bà các mẹ khi vào bếp. Tuy nhiên ở một góc. Có những khóm mùi được chừa lại để cho cây già. Tới chiều cuối năm sẽ được nhổ lên để mang đi đun nước tắm.

  Ngày nay, bạn không cần phải tự tay trồng những khóm lá mùi già nữa. Chỉ cần chạy qua chợ. Cạnh những hàng bán hoa luôn có những cô bán những bó mùi già, lá nếp, lá xông các loại.  Bạn hãy lựa chọn những bó mùi thân cứng. Lá còn tươi và sẫm màu để về đun nước nhé.

3, Cách để làm một nồi nước lá mùi thơm cho cả gia đình sử dụng.

   Sau khi đã mua được những bó mùi như ý. Bạn mang về nhặt những lá bị úa sau đó rửa thật sạch. Bỏ vào nồi và đun sôi với nước. Để đảm bảo độ đậm đặc. Một bó mùi thường sẽ nấu với 3l nước. Khi nước bắt đầu sôi bạn bỏ thêm một chút xíu muối trắng và đun tiếp cho tới khi nước sôi mạnh thì tắt bếp. Đậy vung lại cho những thứ tinh túy nhất của cây mùi già tiết vào nồi nước. Khi sử dụng, bạn múc nước lá mùi từ nồi. Pha loãng ra cùng với nước lạnh. Pha sao cho cảm giác ấm ấm vừa tay là có thể sử dụng được. Trước khi tắm nước lá mùi. Bạn hãy tắm sạch bằng nước lã hoặc xà bông. Sau đó mới tắm gội lại bằng nước lá mùi nhé.

   Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này. Các bạn sẽ cùng chúng tôi chung tay lưu giữ thêm một nét văn hóa độc đáo dịp tết của ông cha ta cho các thế hệ con cháu về sau.

 Cám ơn quý khách đã tin tưởng và ủng hộ !

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *