Cứ tới dịp cuối năm, ngoài việc tất bật lo sắm sửa, trang hoàng nhà cửa thì còn một nghi thức rất quan trọng mà nhà nào cũng phải thực hiện đó là dọn dẹp ban thờ và tỉa chân hương. Đây là công việc mà con cháu thể thiện lòng thành kính, biết ơn đối với trời đất, ông bà tổ tiên. Dưới đây sẽ là một số gợi ý để các bạn có thể thực hiện công việc này đúng theo cách mà ông bà ta ngày xưa vẫn làm.
1, Chọn ngày, làm lễ để dọn dẹp ban thờ và tỉa chân hương.
Tín ngưỡng thờ cúng thần phật, ông bà tổ tiên của người Việt ta. Đó là thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với những người đã sinh thành ra chúng ta. Ban thờ, bát hương chính là sợi dây liên kết. Hay chính là nơi mà con cháu gửi gắm tình cảm tới đấng bề trên. Vậy nên trong mỗi gia đình người Việt. Ban thờ là nơi vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Mỗi khi muốn dọn dẹp sửa sang lại ban thờ. Chúng ta không thể làm tùy tiện mà bắt buộc phải chọn ngày, sửa lễ.
Thông thường theo quan niệm dân gian. Nên dọn ban thờ vào sáng ngày 23 tháng chạp. Trước lúc sửa lễ cúng Ông Công – Ông Táo. Trước khi tiến hành dọn dẹp ban thờ chúng ta phải thắp hương và khấn vái. Đại thể xin phép thần phật, ông bà tổ tiên cho được dọn dẹp ban thờ và tỉa bớt chân hương.
2, Tiến hành dọn dẹp ban thờ.
Sau khi đã đọc văn khấn. Đợi tới khi hương tàn thì chúng ta tiến hành dọn dẹp ban thờ. Khi lau rửa bài vị tổ tiên phải dùng nước ấm. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh. Một số gia đình thể hiện sự thành kính của mình bằng việc đun nước mưa, nước suối. Có nhà đun nước lá trầm để lau ban thờ và các đồ thờ cúng.
Bắt buộc phải dùng chổi, khăn sạch riêng để lau ban thờ. Tuyệt đối không dùng khăn bẩn. Hoặc đã sử dụng để lau dọn những chỗ khác trước khi lau bàn thờ.
Đối với những gia đình có thờ cúng thần Phật. Phải lau bài vị của thần Phật trước sau đó thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Nếu lau bài vị tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm. Thần Phật có ngôi vị cao hơn nên phải lau trước.
Các chuyên gia tâm linh lưu ý. Nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống thấp. Lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh bị xước hoặc bay màu sơn. Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất. Tránh cho đồng khỏi bị ô xi hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
4, Tỉa bớt hân hương.
Sau khi dọn dẹp ban thờ xong. Chúng ta sẽ tỉa bớt chân hương. Nếu bát hương đầy thì ta nên bớt tro đi . Nếu bát hương vơi chúng ta nên thêm tro vào. Vì theo phong thủy thì bát hương không được thiếu tro hoặc quá đầy tro.
Khi tỉa chân hương ta nên giữ lại 5 chân hương ở bát hương thờ thần linh, 3 chân hương ở bát hương thờ gia tiên. Đối với bát hương của người mới mất chưa Sang Cát thì nam để lại 7 chân hương, nữ để lại 9 chân hương.
Đặc biệt chú ý khi tỉa chân hương ta phải làm thật nhẹ nhàng, tỉ mỉ. Đặc biệt quan trọng là không được làm xê dịch bát hương. Vì làm xê dịch bát hương sẽ làm động âm, gây ra sự xáo trộn trong gia đình, tán tài tán lộc.
Việc dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm không đơn thuần là việc lau dọn bụi bẩn. Nó còn có ý nghĩa tâm linh quan trọng. Bàn thờ trong quan niệm của người Việt Nam là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì thế việc dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng. Đó cũng là cách để con cháu bày tỏ kính trọng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên. Biết ơn thần Phật. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này. Các bạn đã biết cách để dọn dẹp ban thờ sao cho đúng để giúp gia đình mình may mắn vào năm mới !
Một số bài viết hữu ích khác của DVTI mà bạn có thể cần đến : https://dichvutienich.com/category/tin-tuc/.
Cám ơn quý khách đã tin tưởng và ủng hộ !
DỊCH VỤ TIỆN ÍCH
- Gmail : Dichvutienichhp@gmail.com.
- Fanpage : https://www.fb.com/Dichvutienichhp.
- Hotline : 0888.515.789 – 0398.020.010.
- Địa Chỉ : 2/213 Lạch Tray, Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
- Thời Gian Làm Việc : Làm việc tất cả các ngày trong tuần.