Việt Nam ta là một đất nước gắn liền với văn minh lúa nước, với lịch âm và văn hóa phương Đông. Chính vì vậy Tết Nguyên Đán là một ngày hết sức quan trọng. Đặc biệt trong đời sống cũng như văn hóa và tín ngưỡng. “ Đói Ngày Giỗ Cha, No Ba Ngày Tết ”  hay “ No Ba Ngày Tết – Ấm Ba Tháng Hè ”. Khi nhắc đến tết thì từ trẻ nhỏ tới người lớn, người già đều cảm thấy háo hức, mong chờ. Tết cũng là dịp mộ phần của ông bà tổ tiên được dọn dẹp lại cho sạch sẽ, khang trang. Điều đó thể hiện sự hiếu đễ, lòng thành kính của con cháu.

    Bây giờ đang là thời điểm giáp tết, công việc của Dịch Vụ Tiện Ích đang rất bận. Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn dành thời gian để chia sẻ với mọi người về phong tục dọn dẹp lại mộ phần dịp tết của người Việt ta !

1, Thời điểm tiến hành dọn dẹp mộ phần dịp tết.

Thời điểm tiến hành dọn dẹp mộ phần dịp tết.
Thời điểm tiến hành dọn dẹp mộ phần dịp tết.

Từ trước tới nay, bất kể công việc gì liên quan tới sửa chữa, cải tạo, trang trí lại mộ phần. Mọi người đều tiến hành làm vào những tháng cuối năm. Thường từ rằm tháng chạp trở ra là thời điểm mà mọi gia đình đều lựa chọn để dọn dẹp mộ phần. Đây cũng lúc mọi việc làm ruộng, gieo cấy vụ mùa mới đã xong. Mọi người sẽ dành thời gian dọn dẹp nhà cửa cũng như dọn dẹp mộ phần. Ngoài ra quan niệm đó cũng bắt nguồn từ ước mong tổ tiên, ông bà ở bên kia thế giới cũng có một cái tết trọn vẹn.

2, Các thủ tục để tiến hành dọn dẹp mộ phần.

   

Các thủ tục để tiến hành dọn dẹp mộ phần.
Các thủ tục để tiến hành dọn dẹp mộ phần.

Như phần trên đã giới thiệu. Việt Nam là nước có nền văn hóa Phương Đông. Đặc biệt là trong vấn đề tâm linh. Chính vì vậy bất kể những việc gì liên quan tới tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Chúng ta đều phải thực hiện một cách chuẩn chỉ theo đúng lễ nghi. Nếu như chúng ta sửa chữa lại ngôi nhà của mình, sửa cái cổng, sửa bức tường bao. Chúng ta chỉ cần gọi thợ tới, nhờ họ giúp là xong. Tuy nhiên, đối với mồ mả dành cho người đã khuất thì lại khác. Trước khi tiến hành dọn dẹp, sửa chữa bất kể to hay nhỏ. Chúng ta phải làm lễ xin phép.

    Thủ tục bắt đầu bằng việc chọn ngày đẹp. Sửa soạn lễ vật và dâng lên bàn thờ gia tiên tại nhà để làm lễ. Khi lễ vật đã đủ. Người chủ gia đình sẽ lên hương, khấn lễ để xin phép được tiến hành dọn dẹp lại mộ phần. Xong phần lễ ở gia đình. Cả nhà di chuyển tới khu vực có mộ phần. Tại đây mọi người làm lễ để  báo cáo thổ thần cai quản ở khu vực mộ phần gia tiên. Đây cũng như thủ tục báo cáo với các thần linh để xin phép được cải tạo, tu bổ mộ phần.

    Sau khi làm lễ xong. Con cháu trong nhà hoặc nếu công việc nhiều gia đình có thể thuê thêm thợ để tiến hành dọn dẹp, cải tạo. Công việc có thể làm trong một ngày, hai ngày hoặc vài ngày tùy theo khối lượng công việc.

3, Lễ tạ khi kết thúc dọn dẹp mộ phần.

 

Lễ tạ khi kết thúc dọn dẹp mộ phần
Lễ tạ khi kết thúc dọn dẹp mộ phần

Sau khi dọn dẹp mộ phần. Gia đình sẽ chuẩn bị lễ để báo cáo với thần linh và gia tiên. Đại ý rằng gia đình đã sửa chữa xong phần mộ gia tiên. Tùy theo mức độ sửa chữa, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Chúng ta sẽ có lễ vật  hoặc thắp hương và thành kính khấn vái. Xong xuôi mọi việc. Người lớn nhất trong gia đình sẽ đọc văn khấn. Thành kính mời các vong linh gia tiên về nhà đón tết cùng với con cháu.

    Trong bài viết này Dịch Vụ Tiện Ích đã cùng các bạn tìm hiểu về phong tục dọn dẹp mộ phần dịp tết. Đó là một nét văn hóa đẹp của dân tộc ta. Nó thể hiện được truyền thống hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên ông bà đã khuất. Ngoài ra nó còn thể hiện được mong muốn vươn tới sự giàu có, ấm no của con người Việt Nam.

 Cám ơn quý khách đã tin tưởng và ủng hộ !

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *